Tưởng nhớ Trương_Gia_Mô

Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hầu cho biết:

...Nhìn vóc dáng bên ngoài thấy cụ (ý nói Trương Gia Mô) lưng rùa, mắt lé, cử chỉ rụt rè, người ta không mấy tin tưởng. Nhưng ai hay một lòng thanh khiết, một chí khí họa nhiên đã ẩn tàng trong đó. Cụ gặp việc lớn không hề biết sợ. cũng không thèm bận tâm đến gia đình. Sức học cao như vậy mà cụ không có trong tay một chút gì gọi là sản nghiệp. Bao nhiêu sức hơi, tâm não, cụ đều gom vào việc nước, việc dân...[6]

Chính vì vậy, nhận được tin Trương Gia Mô mất, các báo ở Sài Gòn lúc bấy giờ như tờ Thần chung, Phụ nữ tân văn... đã đăng tin và bình luận về cái chết của ông với thái độ nể trọng và tiếc thương vô hạn. Nhiều trí thức và học giả nổi tiếng như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Đông Hồ... đều có thơ điếu ông.[7]

Thơ điếu của Phan Bội Châu:

Em muốn thăm anh chữa kịp vàoĐi đâu? anh vột trốn tìm sao?Lánh Tần may có nguồn đào nữa,Tìm Tống e không mảnh đất nào.Mây bạc non sông người vắng vẻ,Chim vàng đưa gió bạn lao xao.Giang Nam còn phú kìa ai nhớ,Máu quốc đầu gành mấy đoạn đau.

Đông Hồ có cặp đối điếu:

Đành yên một giấc nghìn thu, Châu Đốc há rằng quê quán khách,Trót hẹn chiếc thân bốn bể, Việt Nam đâu cũng nước non nhà.

Và mấy dòng sau:

Non Sam muốn hỏi người xưa, mây nước chạnh đau lòng hậu bối;Thành Trúc qua thăm dấu cũ, cỏ cây còn nhớ khách cao hiền.

Hiện nay, ở Châu Đốc có một ngôi trường mang tên ông và trên đỉnh núi Sam có lập một ngôi miếu thờ ông.